Trong văn bản Pali thời sau Lục nhập

Vimuttimagga, Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), các luận giải Pali và những luận giải nhỏ khác đã đóng góp cho kiến thức truyền thống về Lục Nhập.

Hiểu về lục nhập

Khi Đức Phật nói về việc "hiểu rõ" mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, đó có nghĩa là gì?

Dựa theo sổ tay thiền định trong tiếng Sinhala vào thế kỉ tứ I sau công nguyên, Vimuttimagga, các căn có thể hiểu là đối tượng được cảm nhận, thức được phát sanh, cơ quan cảm thụ, và nguyên tố chính hoặc thứ yếu liên quan mà nó hiện hữu hơn các yếu tố còn lại. Những đặc điểm trên được tổng hợp ở bảng bên dưới:

CănTrầnThứcCơ quan cảm thụ (mô tả các căn)Yếu tố chính
MắtSắcNhãn thức"...ba cái vòng tròn nhỏ bao quanh con ngươi, và màu trắng và đen của cầu mắt bao gồm năm lớp thịt, máu, gió, dịch nhầy và huyết thanh, có kích cỡ bằng nửa hạt cây anh túc, giống như đầu của con rận..."Đất
TaiThanhNhĩ thức"...bên trong hai lỗ tai, được viền bởi lông vàng nâu, phụ thuộc vào màng nhĩ, giống như là gốc của đậu xanh..."Âm thanh
MũiHươngTỷ thức"...bên trong lỗ mũi, nơi mà ba thứ gặp nhau, phụ thuộc vào một cái lỗ nhỏ, giống như 'Koviḷāra' (hoa trong hình dạng)..."Không khí
LưỡiVịThiệt thức"...kích cỡ chiều ngang như hai ngón tay, hình dạng giống như hoa sen xanh biển, nằm ở phần thịt của lưỡi..."Nước
ThânXúcThân thức"...trong toàn bộ cơ thể, ngoại trừ tóc và lông trên cơ thể, móng tay, răng và những phần không nhạy cảm khác..."Nhiệt
Bảng 1. Sự phân loại Lục Nhập theo cuốn Vimuttimagga.

Trong cuốn Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) được viết vào thế kỉ thứ V sau công nguyên, đã cung cấp những bản mô tả tương tự, ví dụ như "kích cỡ chỉ bằng cái đầu của một con rận" cho vị trí cảm thụ của mắt (Pali: pasāda; còn được gọi là, "bộ phận có thể cảm nhận giác quan, nơi tiếp nhận giác quan, bề mặt nhạy cảm"), và "trong vị trí giống như là cái móng của con dê" đánh giá cho cảm thụ của mũi (Vsm. XIV, 47–52). Thêm vào đó, cuốn Thanh tịnh đạo mô tả các căn theo bốn yếu tố sau:

  • đặc tính hay dấu hiệu (lakkhaṇa)
  • chức năng hay "vị" (rasa)
  • sự biểu thị (paccupaṭṭhāna)
  • nhân duyên gần (padaṭṭhāna)

Vậy nên, ví dụ như nó mô tả con mắt như sau:

Tại đây, đặc tính của mắt là sự nhạy cảm đối với những yếu tố mà sẵn sàng cho sự tác động của những thứ khả kiến; hoặc đặc tính của nó là sự nhạy cảm đối với những yếu tố cơ bản mà có xuất phát điểm bởi nghiệp thu gom từ sự khao khát được nhìn. Chức năng của nó là nhặt lấy đối tượng trong những thứ khả kiến. Nó được biểu thị như là nền tảng của nhãn thức. Nó có nhân duyên gần là những yếu tố cơ bản được sinh bởi nghiệp thu gom từ sự khao khát được nhìn.

Về lục căn thứ sáu là ý xứ (mano), những tiểu luận giải Pali phân biệt giữa thức sinh ra từ năm giác quan vật lý và thức sinh ra từ quan điểm cơ bản thời kì sau về "sự liên tục của sự sống" hoặc " ý không có thức" (bhavaṅga-mana)

Những gốc rễ của trí tuệ

Trong cuốn Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), ngài Phật Âm (Buddhaghosa) định nghĩa rằng nhận biết về Lục Nhập là một phần của "đất" trí tuệ giải thoát. Những bộ phận khác của "đất" này bao gồm Ngũ Uẩn, Ngũ căn- Ngũ lực, Tứ Diệu Đế và 12 nhân duyên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lục nhập http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.148.... http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.149.... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.010... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.148... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.149... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/s... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/s... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/s... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/s... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/s...